Không thể ngờ những căn phòng thuê chỉ vỏn vẹn 5m2 lại là nơi các sĩ tử Hàn Quốc "nhốt mình" để tập trung ôn luyện trước kì thi đại học cam go.
“Goshiwon” được biết đến là một hình thứ nhà ở đã xuất hiện tại Hàn Quốc từ 40 năm trước. Ban đầu, nó là những nhà trọ giá rẻ, tạm thời dành riêng cho các sĩ tử sắp bước vào kì thi đại học cam go. Mỗi phòng trọ thường nhỏ hơn 5m2 và mọi người phải dùng chung bếp cũng như nhà tắm.
Tại các khu goshiwon, nhà vệ sinh và bếp thường rất chật hẹp và phải dùng chung.
Khi giá nhà đất ở Seoul tăng cao, một phiên bản lớn hơn của “goshiwon” đã ra đời với tên gọi là “goshitel”. Các “goshitel” thường sạch sẽ và rộng rãi hơn. Dần dần, không chỉ sinh viên mà cả những người có thu nhập thấp cũng tìm đến thuê goshiwon hay goshitel để trú chân.
Không chỉ sinh viên mà những công nhân có thu nhập thấp cũng chọn sống tại các nhà trọ giá rẻ.
Theo thống kê của Bộ An toàn công cộng và An ninh hàn Quốc, tình đến năm 2014 đã có 11.457 goshiwon được đăng ký trên khắp đất nước này, trong đó có đến 6.158 căn thuộc thủ đô Seoul. Nếu bao gồm cả những goghiwon bất hợp pháp, chưa đăng ký thì con số còn lớn hơn nhiều và số người sống tại goshiwon có thể gấp 10 đến 20 lần con số trên.
Một goshiwon rộng từ 3-5 m2 và có giá trên dưới 220.000 won (khoảng 4 triệu VNĐ).
Gần đây, nhiếp ảnh gia Hàn Quốc Sim Kyu-dong, 29 tuổi đã công bố bộ ảnh phản ánh cuộc sống chật chội của sinh viên và người thu nhập thấp tại xứ sở kim chi. Bản thân anh cũng đã có hơn 3 năm trải nghiệm cuộc sống trong nhiều căn nhà trọ “goshiwon” khác nhau tại Seoul.
Anh cho biết: “Ban đầu, tôi có quan niệm rõ ràng rằng tôi đến đây để chụp ảnh và tôi khác mọi người. Nhưng sống ở đó và làm bạn với người dân, tôi cảm thấy như mình đang trở thành một trong số họ”.
Sống lâu trong không gian chật hẹp tù túng, nhiều người tại đây đã mắc chứng trầm cảm và thậm chí có ý nghĩ tự tử.
Theo nhiếp ảnh gia trẻ, mỗi người sống trong goshiwon hay goshitel đều có hoàn cảnh khác nhau và thật sự họ không còn lựa chọn nào khác nên mới phải sống ở đó. Sống trong không gian chật chột trong thời gian dài dễ khiến con người bị trầm cảm, không quan tâm đến an toàn vệ sinh và không ít trường hợp đã tự tử.
Những bức ảnh của Sim Kyu-dong đã phần nào lột tả cuộc sống khó khăn, tù túng của những con người “dưới đáy” của xã hội Hàn Quốc ngày một giàu có.
Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây :
Sốc° trước những căn phòng ôn thi “giam mình“ của các sĩ tử Hàn Quốc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét